KHÁI NIỆM PHƯƠNG VÀ HƯỚNG TRONG PHONG THỦY DƯƠNG TRẠCH

Nội dung:

Vấn đề này thì đã có rất nhiều bài chia sẻ từ nhiều chuyên gia Phong thủy trong và nước cũng như có rất nhiều tài liệu đề cập tới. Bài hôm nay Nguyễn Dũng muốn chúng ta cùng ôn lại một chút về những khái niệm cơ bản nhưng rất quan trọng này trong Phong thủy.

KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG & HƯỚNG TRONG PHONG THỦY. 

Phương trong Phong thủy đơn giản là khái niệm chỉ phương vị, tức vị trí của vật thể này so với vật thể khác được lấy làm mốc và định vị trí của nó theo một vòng cung trong trên la bàn. Đó có thể là vòng bát quái với 45 độ, vòng 24 sơn hướng với 15 hoặc là vòng 64 quẻ đại quái với 5,625 độ tùy theo ứng dụng của từng người, từng trường phái.

Còn khái niệm về Hướng thì khác, Hướng đơn thuần chỉ là hướng của căn nhà, của hướng khí khẩu hay của bất kỳ hình thể kiến trúc nào nhìn ra để đón dòng khí cát hay hung mà thôi. Chính vì vậy mà nó thường được lấy theo phương vuông góc như hướng cửa thì được xét vuông góc với mặt cửa, hướng nhà thì thường xét theo phương vuông góc với mặt nhà và không hề phụ thuộc vào tâm nhà.

Do vậy mà hướng cửa trong Phong thủy Dương trạch nó có thể trùng hoặc không trùng với hướng nhà là điều bình thường. Phần này chúng tôi đã nói rất chi tiết trong giáo trình Huyền Không Phi Tinh của trung tâm, bạn có thể tham khảo để biết rõ hơn. Trong bài này chúng ta sẽ cùng xét thêm một quan điểm khác để hiểu hơn về vấn đề này.

MỘT QUAN ĐIỂM KHÁC VỀ PHƯƠNG VÀ HƯỚNG. 

Một trong những cuốn sách viết về Phong thủy mà trước đây rất được nhiều người tìm đọc, đó là cuốn sách Kỹ thuật làm nhà theo phong tục và văn hóa phương Đông của giáo sư Nguyễn Tiến Đích. Trong tác phẩm này tác giả có nêu ra một cách xác định hướng nhà, hướng cổng và hướng cửa đều được xác định từ tâm của căn nhà và kéo dài ra theo điểm giữa của vị trí cần xác định. Ví dụ như hướng cửa thì là đường thẳng nối từ tâm nhà tới tâm cửa, hướng cổng thì từ tâm nhà nối tới tâm cửa…

Chúng ta hãy cùng phân tích để xem quan điểm trên thật sự có đúng đắn và phù hợp với các quy luật về tương tác trong Phong thủy hay không ?

  • Để thấy sự mâu thuẫn trong quan điểm của GS Đích thì chúng ta cùng xét một ví dụ với một căn nhà với diện tích  5×20 m. Cửa trước được mở 4 cánh như các nhà phố thì hướng nhà và hướng cửa cơ bản sẽ trùng nhau, nhưng nếu như nhà này xây dựng thêm một WC phía sau, bên phải căn nhà thì tâm nhà lúc này sẽ dịch chuyển sang phải và hướng cửa cũng sẽ dịch chuyển sang trái.
  • Với đồ hình 24 sơn hướng, mỗi Sơn hướng chỉ có 15 độ thì khi áp dụng trường phái Huyền Không Phi Tinh, nếu căn nhà trên đang ở tọa CẤN hướng KHÔN vốn là cách cục Thượng sơn hạ thủy trong Vận 8, thì chỉ cần xây thêm cái nhà vệ sinh với một diện tích nào đó đủ lớn thì hướng cửa và hướng nhà tính theo các trên sẽ thành tọa Sửu hướng Mùi, thuộc cách cục Vượng sơn vượng hướng.
  • Như vậy thì chỉ cần tăng thêm nhà vệ sinh thì một căn nhà từ cách cục đại hung sẽ thành cách cục đại cát, một cách cải vận khí của một căn nhà theo cách không tưởng. Bạn có đồng ý với tôi đây nó tồn tại một sự mâu thuẫn không hề nhẹ hay không ?

VẬY BẠN NÊN HIỂU TÀI LIỆU TRÊN NHƯ THẾ NÀO?

Thật sự thì trong cuốn sách của GS. Nguyễn Tiến Đích, tác giả đa phần sử dụng hướng cửa theo quan điểm trên để đối chiếu vào vòng sao Phúc Đức của trường phái Bát trạch là chính, để định cung cát và cung hung theo quan điểm trong cung cát vẫn có những sơn hướng hung và ngược lại, trong những cung hung vẫn tồn tại những sơn hướng tốt.

Điều này không gây ra nhiều mâu thuẫn lắm nhưng khi áp dụng những trường phái cao cấp hơn, đòi hỏi sự chính xác và tính ứng dụng cao hơn thì chúng ta sẽ thấy ngay sự bất cập và mâu thuẫn. Và thực tế thì quan điểm trên đều bị bác bỏ và các master Phong thủy trong và ngoài nước đều không sử dụng cách này.

Các khái niệm cơ bản luôn quan trọng, mỗi người sẽ có cách quan điểm và lý luận của riêng mình nhưng xét cho cùng nó không được mâu thuẫn với những gì mà các trường phái đang áp dụng, nếu không nó sẽ không tạo ra được giá trị gì về học thuật cả.

” Mỗi kiến thức mới luôn mở ra một góc nhìn mới, giúp chúng ta hiểu hơn những điều chưa biết, rõ hơn những điều chưa thấu. Chân pháp của học thuật luôn nằm ở sự đơn giản mà diệu dụng. Hy vọng các bạn có thể lĩnh hội được nhiều kiến thức bổ ích từ lớp học để có thể ứng dụng vào trong cuộc sống của mỗi chúng ta”.

Ky-mon-don-giap-trach-nhat

Master NGUYỄN DŨNG
CEO & FOUDEER PHONG THỦY GIA NGUYỄN
Khóa học nổi bật
ky-mon-don-giap-nang-cao
KỲ MÔN ĐỘN GIÁP NÂNG CAO
bat-tu-nang-cao
BÁT TỰ TỬ BÌNH NÂNG CAO
huyen-khong-dai-quai-phong-thuy
HUYỀN KHÔNG ĐẠI QUÁI PHONG THỦY
huyen-khong-dai-quai-phong-thuy
HUYỀN KHÔNG ĐẠI QUÁI TRẠCH NHẬT
huyen-khong-phi-tinh-nang-cao
HUYỀN KHÔNG PHI TINH DỤNG PHÁP
huyen-khong-phi-tinh-nang-cao
HUYỀN KHÔNG PHI TINH LUẬN GIẢI
Scroll to Top